12 Điều bạn nên biết khi tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho mèo

Tiêm phòng vacxin cho mèo đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sức khỏe lâu dài của chúng. Tuy nhiên, trước khi quyết định tiêm phòng, có nhiều yếu tố bạn cần hiểu rõ để đảm bảo quá trình này diễn ra an toàn và hiệu quả. Từ lợi ích của việc tiêm phòng, các tác dụng phụ có thể xảy ra, cho đến lịch trình tiêm phòng phù hợp, mỗi yếu tố đều đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp mèo cưng của bạn luôn khỏe mạnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 12 điều cần biết trước khi tiêm phòng để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.

12 điều bạn nên biết khi tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho mèo
12 điều bạn nên biết khi tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho mèo

Điều 1: Tìm hiểu về một số loại vacxin mà mèo nên được tiêm

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng đối với sức khỏe và tuổi thọ của chúng là điều không thể phủ nhận. Các loại vacxin dành cho mèo đã được y và khoa học chứng minh có khả năng ngăn ngừa hiệu quả quá trình ủ bệnh cũng như sự lây lan của nhiều căn bệnh nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Đặc biệt, khi mèo con đến độ tuổi phù hợp, việc tiêm phòng một số loại vacxin là cần thiết. Việc này giúp bảo vệ chúng khỏi những căn bệnh nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh lâu dài.

Những bệnh có thể ngừa bằng cách tiêm phòng
Những bệnh có thể ngừa bằng cách tiêm phòng

Tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho mèo

  • Panleukopenia: Giảm bạch cầu
  • Rhinotracheitis (Herpes virus): Viêm đường hô hấp do virus herpes gây ra, ảnh hưởng đến mắt, mũi và phổi
  • Calici: Viêm đường hô hấp truyền nhiễm do virus Calici
  • Chlamydia Psittaci: Viêm đường hô hấp do nhiễm khuẩn Chlamydia Psittaci

Tiêm dại cho mèo

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong cho mèo. Tiêm phòng giúp mèo phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus dại. Một khi bệnh dại phát tác thì rất khó chữa trị. Vậy nên tốt nhất là nên tiêm phòng bệnh dại cho chúng từ khi còn nhỏ.

Vacxin ngừa FIP cho mèo

Bệnh FIP (Feline Infectious Peritonitis) là một căn bệnh nghiêm trọng và thường dẫn đến tử vong ở mèo. Đây là một bệnh nhiễm virus do một dạng biến thể của virus corona gây ra. Vacxin FIP cho mèo là dạng nhỏ mũi, dùng cho mèo trên 4 tháng tuổi. Các bé cần nhỏ 2 liều cách nhau 3-4 tuần. Mỗi năm tái chủng 1 lần.

Điều 2: Mèo nên bắt đầu tiêm phòng khi nào?

Tiêm phòng cho mèo đúng thời điểm là rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo thú cưng của bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh nguy hiểm. Đối với mèo con, việc bắt đầu tiêm phòng nên được thực hiện khi chúng đạt ít nhất 6 tuần tuổi. Tiêm phòng sớm hơn cho chúng có thể làm giảm hiệu quả của vacxin. Vì kháng thể từ sữa mẹ vẫn còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo con.

Thời điểm tốt nhất để tiêm mũi một là từ 6 - 8 tuần tuổi
Thời điểm tốt nhất để tiêm mũi một là từ 6 – 8 tuần tuổi

Đối với mèo trưởng thành, việc tái chủng mỗi năm một lần là rất quan trọng. Điều này giúp bổ sung và tăng cường hiệu quả của vacxin 4 bệnh cho mèo, đảm bảo rằng hệ miễn dịch của mèo luôn được duy trì ở mức cao nhất để bảo vệ khỏi các bệnh nghiêm trọng. Nếu mèo chưa được tiêm phòng hoặc bạn không rõ về việc mèo đã được tiêm phòng hay chưa thì có thể đưa bé đến các phòng khám thú y để được tư vấn về việc tiêm phòng cho bé.

Điều 3: Mèo nên chích mấy mũi vacxin

Đối với mèo con, chúng nên được tiêm ít nhất 2 mũi vacxin 4 bệnh cho mèo, nhưng tốt nhất vẫn nên là 3 mũi. Mỗi mũi tiêm giúp đảm bảo rằng mèo con có sự bảo vệ tối ưu khỏi các bệnh nguy hiểm. Với mỗi mũi tiêm bổ sung làm tăng cường hiệu quả của vacxin và tạo ra hệ miễn dịch vững chắc. Sau khi tiêm đủ 3 mũi, mỗi năm mèo sẽ cần được tiêm 1 mũi nhắc lại vào đúng ngày tiêm mũi 3. Nếu sợ quên bạn có thể tiêm trước nửa – 1 tháng khi gần đến hạn.

Lịch tiêm phòng mũi 2 và 3 của mèo
Lịch tiêm phòng mũi 2 và 3 của mèo

Điều 4: Những mũi tiêm vacxin 4 bệnh cho mèo nên cách nhau bao lâu

Khi tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho mèo con, khoảng thời gian giữa các mũi tiêm là rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo tối đa hiệu quả của vacxin. Dưới đây là thời gian cách nhau lý tưởng giữa các mũi tiêm:

  • Sau khi tiêm mũi 1 cho mèo thì mũi tiếp theo nên được tiêm cách ít nhất là 3 tuần và không quá 4 tuần. Ví dụ: Nếu mèo được tiêm mũi đầu tiên vào ngày 1/8 thì mũi tiếp theo mèo nên được tiêm là vào ngày 26/8.
  • Tương tự như vậy đối với mũi 2 và 3, cũng sẽ được tiêm cách 3 – 4 tuần kể từ mũi tiêm trước. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Thông thường thì các bác sĩ thú y sẽ ghi chú vào sổ sức khỏe ngày tiêm của mũi tiếp theo.

Điều 5: Tiêm phòng cho mèo có thực sự cần thiết không?

Dù mèo ở lứa tuổi nào thì việc tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho chúng cũng đều rất cần thiết. Tiêm phòng mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe lâu dài cho mèo của bạn. Vậy nên chả có lý do gì mà không tiêm phòng cho chúng nhỉ?

Tiêm phòng vacxin cho mèo có thực sự cần thiết?
Tiêm phòng vacxin cho mèo có thực sự cần thiết?

Tiêm phòng vacxin dại cho mèo còn là để bảo vệ cho chính sức khỏe của bạn và người thân xung quanh. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thể lây từ động vật sang người. Bệnh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Chỉ với 1 vết cắn nhỏ có chứa nước bọt từ động vật bị dại cũng có thể khiến bạn bị dại.

Điều 6: Vacxin của mèo có tác dụng phụ không?

Vacxin cho mèo thường rất an toàn. Hầu hết các trường hợp không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, có một số phản ứng nhẹ mà bạn nên biết:

  • Tác dụng phụ nhẹ: Sau khi tiêm phòng, mèo có thể trải qua một số tác dụng phụ nhẹ như mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài từ 24 đến 48 giờ và sẽ tự nhiên biến mất.
  • Rủi ro hiếm gặp: Trong một số ít trường hợp, mèo có thể gặp phải một số vấn đề như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.

Nếu bạn thấy mèo của bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kéo dài hơn 48 giờ sau khi tiêm. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được kiểm tra và tư vấn thêm.

Điều 7: Chích xong có cần kiêng ăn, kiêng tắm không?

Sau khi tiêm phòng vacxin 4 bệnh cho mèo, không cần phải kiêng quá nhiều. Mèo có thể ăn uống bình thường và chỉ cần kiêng một số món cụ thể. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mèo sau khi tiêm, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Sau khi tiêm vacxin có cần kiêng gì không?
Sau khi tiêm vacxin có cần kiêng gì không?
  • Kiêng đồ tanh, dầu mỡ: Mặc dù mèo có thể ăn uống bình thường. Nhưng phải nên tránh cho mèo ăn các loại đồ, thức ăn tanh hoặc nhiều dầu mỡ khoảng 1 tuần. Điều này giúp tránh gây khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ dị ứng.
  • Kiêng tắm: Không nên tắm cho mèo ngay sau khi tiêm phòng. Hãy đợi khoảng 5 ngày – 1 tuần sau khi tiêm để cho mèo có thời gian hồi phục. Để bảo vệ sức khỏe của mèo và tránh nhiễm trùng, tốt nhất là kiêng tắm cho mèo khoảng 1 tuần sau khi tiêm phòng.

Điều 8: Nên sổ giun trước hay tiêm vắc xin trước?

Tất nhiên là sổ giun trước khi tiêm phòng vacxin cho mèo rồi! Việc sổ giun cho mèo nên được thực hiện trước khi tiêm vacxin 4 bệnh cho mèo. Sổ giun giúp loại bỏ các ký sinh trùng trong cơ thể mèo, đảm bảo rằng mèo có sức khỏe tốt nhất trước khi tiêm. Nếu mèo bị nhiễm giun hoặc có ký sinh trùng, việc tiêm phòng có thể không đạt hiệu quả tối ưu và có thể làm tăng nguy cơ phản ứng phụ. Nên sổ giun cho mèo ít nhất từ 1-2 tuần trước khi đưa bé đi tiêm phòng.

Điều 9: Mèo mang thai có thể tiêm vacxin Không?

Không được, không nên tiêm vacxin cho mèo trong thời gian chúng đang mang thai. Vì đàn con có thể gặp biến chứng về thần kinh (hội chứng Cerebellar Hypoplasia).

  • Tránh tiêm vacxin trong thời gian mang thai: Không nên tiêm vắc xin cho mèo trong thời gian mang thai. Vệc tiêm vacxin cho mèo trong thời điểm này có thể gây rủi ro cho thai nhi và sức khỏe của mèo mẹ.
  • Chờ đến sau sinh: Nếu mèo của bạn đang mang thai, tốt nhất là chờ cho đến khi mèo mẹ sinh con và hồi phục sau sinh. Sau khi sinh, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng cho mèo.

Tóm lại, việc tiêm vacxin 4 bệnh hoặc một số loại vacxin khác cho mèo mang thai thường không được khuyến khích. Tốt nhất là nên được thực hiện tiêm phòng sau khi mèo đã sinh và hồi phục.

Điều 10: Nếu mèo chỉ sống trong nhà có cần tiêm phòng không?

Nếu mèo chỉ sống trong nhà có cần tiêm phòng không?
Nếu mèo chỉ sống trong nhà có cần tiêm phòng không?

Có. Dù mèo chỉ sống trong nhà, việc tiêm phòng vẫn là việc cần thiết. Không có gì đảm bảo rằng mèo sẽ luôn an toàn khỏi các bệnh. Vì chúng có thể tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ các vật dụng hoặc người đã tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Ví dụ nhỏ, nếu bạn mang vào nhà những vật dụng đã tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc nếu có người tiếp xúc với động vật ngoài trời và sau đó tiếp xúc với mèo của bạn, vẫn có khả năng mèo bị lây nhiễm.

Ngoài ra, một số bệnh có thể lây chéo từ mèo này sang mèo khác, không phân biệt chúng có ra ngoài hay không. Các bệnh truyền nhiễm có thể lây từ mèo này sang mèo khác. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là phương án tốt hơn chữa bệnh. Giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài cho thú cưng của bạn.

Điều 11: Muốn tiêm thêm vacxin ngừa dại sau khi tiêm ngừa 4 bệnh thì bao lâu tiêm được

Vacxin ngừa dại có thể được tiêm cùng lúc với vacxin 4 bệnh cho mèo. Tuy nhiên, chúng cần được tiêm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể để tránh sự tương tác không mong muốn giữa các loại vacxin. Ví dụ, nếu bạn tiêm vaccine ngừa 4 bệnh ở chân trước, thì vaccine ngừa dại nên được tiêm ở chân sau. Với vaccine 4 bệnh cho mèo hay vaccine dại thì đều nên được tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.

Có thể tiêm vacxin dại cùng lúc với vacxin 4 bệnh
Có thể tiêm vacxin dại cùng lúc với vacxin 4 bệnh

Điều 12: Tại sao phải tiêm phòng cho mèo mỗi năm 1 lần?

Để duy trì mức độ bảo vệ tối ưu và đảm bảo rằng mèo của bạn không bị nhiễm bệnh. Mỗi năm mèo nên được tiêm nhắc lại 1 lần. Theo thời gian, nồng độ kháng thể trong cơ thể mèo có thể giảm dần. Điều này sẽ làm giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng hàng năm không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mèo mà còn đảm bảo rằng chúng luôn được bảo vệ tốt nhất trước nguy cơ bệnh tật.

Dịch vụ tiêm phòng vacxin tại nhà cho mèo

Hiểu rõ 12 điều quan trọng khi tiêm phòng vắc-xin cho mèo sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho thú cưng của mình. Để đảm bảo sự thuận tiện và an toàn, Thú Y Yêu Thương kết hợp cùng bác sĩ Tuấn cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin tại nhà cho mèo.

Dịch vụ tiêm vắc-xin cho mèo tại nhà là một giải pháp tiết kiệm chi phí. Thường rẻ hơn so với việc đưa thú cưng đến phòng khám thú y. Lý do vì dịch vụ này không phát sinh thêm chi phí thuê mặt bằng và thiết bị phức tạp. Ngoài ra, việc tiêm phòng tại nhà mang lại sự tiện lợi và an toàn cho mèo. Vì bạn không cần phải di chuyển đến phòng khám và có thể theo dõi trực tiếp quá trình tiêm, giúp bạn yên tâm hơn về sự an toàn của thú cưng.

Dịch vụ triệt sản mèo đực tại nhà khu vực TPHCM